Nó tượng trưng cho sự gắn bó bền chặt của tình anh em cũng như lòng
chung thuỷ sắt son trong tình cảm vợ chồng. Cũng từ đó, trầu cau
mang ý nghĩa " Miếng trầu là đầu câu chuyện". Bên cạnh đó là rượu,
gạo, thịt, bánh trái là sản phẩm đặc trưng cua nền vǎn minh nông
nghiệp lúa nước. Mỗi thứ như vậy đều có ý nghĩa nhất định trong vǎn
hoá cổ truyền Việt Nam. Trong ngày cưới, chẳng những cô dâu, chú rể,
hai bên cha mẹ hoan hỉ mà cả họ hàng nội ngoại, bạn bè, làng xóm
đều hân hoan chúc mừng hạnh phúc lứa đôi.
Dân gian ta có câu: " Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà Trong ba việc ấy thật
là khó thay" Quả thật trong đời sống tinh thần của người Việt thì cưới
là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời mỗi người. Cưới hiểu theo nghĩa
thông thường là tổ chức lễ chính thức lấy nhau làm vợ chồng. Với ý nghĩa
đó, đám cưới trở thành ngày thiêng liêng vui mừng nhất, nếu không muốn
nói là duy nhất trong cuộc đời mỗi người. Có thể khẳng định rằng, từ
lâu, việc tổ chức lễ cưới đã là một phong tục không thể thiếu trong cuộc
sống cộng đồng, mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh:
kinh tế, xã hội, đạo đức, vǎn hoá.
Lễ cưới thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh
niên nam nữ, sau quá trình tìm hiểu. Nó khẳng định xã hội đã thừa
nhận một tình yêu. Hôn nhân là sự thống nhất giữa tình yêu và trách
nhiệm giữa hai người. Hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở của
tình yêu là hôn nhân không có đạo đức.
Lễ cưới là sự công bố trước dư luận xã hội sau quá trình hoàn thành
thủ tục đǎng ký kết hôn. Sự ra đời của một gia đình mới có một ý
nghĩa rất quan trọng đối với xã hội.
Lễ cưới còn là sự họp mặt của hai họ và bạn bè thân thích để mừng
cho hạnh phúc lứa đôi. Đến với đám cưới, con người có cơ hội gặp gỡ,
tiếp xúc, làm quen với nhau, tǎng cường giao tiếp, mở rộng các mối
quan hệ xã hội. Đến với đám cưới là đến với một sinh hoạt vǎn hoá
lành mạnh không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người và cả cộng
đồng.
Một số lễ thức trong cưới xin xét ở khía cạnh nào đó cũng thể hiện
được ý nghĩa nhất định. Lễ gia tiên, lễ hợp cẩn, lễ lại mặt bộ lộ
truyền thống luân lý đạo đức như hiếu đễ với tổ tiên, trân trọng
tình cảm vợ chồng, có trách nhiệm với làng xóm quê hương.
Hình ảnh cô dâu duyên dáng trong tà áo dài truyền thống của những
đám cưới xưa vẫn luôn được mọi người ca ngợi và trân trọng. Nó thể
hiện được tính dân tộc của phong tục Việt nam. Và cũng trong hôn lễ,
sự chân thành, sâu sắc của tình yêu đôi lứa được thể hiện qua các
tục lệ cổ truyền. Đó là lời khẩn nguyện (lễ thề nguyền) của cô dâu
chú rể trước gia tiên hai họ, kèm theo là sự trao kỷ vật như trao
nhẫn cưới, hứa hẹn ǎn ở với nhau cho đến "mãn chiều xế bóng"... Tất
cả đều nhằm đánh dấu một sự chín muồi của tình yêu để dẫn tới hôn
nhân.