Bánh cốm An Ninh 49 Hàng Than, Hà nội

Không chỉ là thứ bánh quan trọng trong ngày cưới hỏi, lễ hội truyền thống, Bánh cốm An Ninh 49 Hàng Than còn được nhiều người sử dụng làm món quà tặng tao nhã, thuần khiết cho bạn hữu tri ân hay người thân đã rời xa quê hương như nhắc nhở về cội nguồn dân tộc.
Trong nhịp sống hiện đại, người ta có thể dễ dàng tìm cho mình những món bánh thơm ngon về hương vị, phong phú về màu sắc nhưng tại sao Bánh cốm vẫn luôn được coi trọng và chiếm ưu thế trong ẩm thực của người dân Việt? Câu trả lời nằm chính trong sự huyền bí cả về màu sắc lẫn hương vị cũng như ý nghĩa tinh tế mà Bánh cốm mang lại cho người thưởng thức.
Nghề làm bánh cốm ở Hà Nội bận rộn quanh năm, vì đây là món bánh truyền thống được mọi người dân yêu thích. Nhưng nghề làm bánh cốm còn tất bật hơn nữa vào những dịp lễ hội truyền thống hay vào mùa nên duyên vợ chồng của những cặp trai tài gái sắc - "Mùa Cưới". Vì muốn có được mâm "sinh lễ" tươm tất, đầy đủ và sang trọng, hiện đại mà không mất đi hương vị dân tộc thì "không thể thiếu" sự có mặt của màu bánh cốm xanh.
Bánh cốm không chỉ mang lại giá trị về truyền thống dân tộc mà ẩn chứa trong chiếc bánh đó là sự thuần khiết. Bánh cốm có hình vuông mà theo quan niệm người Việt Nam từ xưa tới nay đó là tượng trưng cho đất mẹ, còn nhân đỗ bên trong tượng trưng cho trời tức là âm dương được hòa quyện vào nhau mang ý nghĩa về sự thịnh vượng.
Chính vì vậy, để có được sự sung túc người ta phải sắm "sính lễ" là bánh cốm trong ngày ăn hỏi hay các lễ hội truyền thống để không quên nét đẹp văn hóa từ xưa tới nay. Hơn thế, cũng bởi màu sắc và hương vị mà bánh cốm đã khiến người thưởng thức say mê lạ thường. Vỏ bánh mang màu xanh, một thứ màu xanh dân giã, tự nhiên và thuần khiết chứ không phải là phẩm màu nhân tạo và không phải loại bánh nào cũng có được. Bọc bên trong bánh là nhân đỗ xanh.
Khi cầm chiếc bánh trên tay ai cũng cảm thấy dư vị của cuộc sống, của đất trời đã được ông cha chắt lọc và sáng tạo mà gói gọn trong chiếc bánh này. Và nếu như bạn cắn một miếng bánh, bạn sẽ thấy đủ vị dịu ngọt từ ngoài và đậm dần vào trong nhân, có vị dẻo thơm của cốm và ngọt bùi của đỗ xanh. Quả thật, bạn sẽ thấy cả nắng gió, cả hồn quê, cả khí trời, hương đất được gói trọn trong thứ bánh mộc mạc mà thanh tao này.
Không chỉ là thứ bánh quan trọng trong ngày cưới hỏi, lễ hội truyền thống, Bánh cốm An Ninh 49 Hàng Than còn được người dân Việt sử dụng làm món quà tặng tao nhã, thuần khiết cho bạn hữu tri ân hay người thân đã rời xa quê hương như nhắc nhở về cội nguồn dân tộc. Như gói trọn cả tình cảm lắng đọng và tinh tế mà người gửi muốn tặng cho bạn hữu của mình.
Để có được một chiếc bánh cốm trọn vẹn từ hương vị tới màu sắc, người thợ làm bánh đã rất vất vả từ khâu chọn lọc nguyên liệu tới khâu chế biến để trở thành thành phẩm. Bánh cốm gia truyền được người thợ bánh chọn từ những hạt cốm được làm từ hạt lúa nếp, cốm phải là cốm già và là cốm loại một. Đậu làm nhân cũng phải chọn những hạt mẩy đều, đem ngâm nước cho nở hết, bóc vỏ, đồ lên rồi giã nhuyễn trộn lẫn với dừa, đường kính trắng. Hạt cốm được ướp rồi đem xào trên chảo nóng khoảng 2 giờ đồng hồ, đến khi những hạt nếp quyện lại và vẫn giữ được màu xanh. Trong cốm trộn một ít dừa và đường kính, ở giữa là nhân đỗ, sau đó bánh được gói bằng giấy ni-lông và bọc hộp giấy. Bánh phải có vị dịu ngọt từ ngoài và đậm dần vào trong nhân, có vị dẻo thơm của cốm và ngọt bùi của đỗ xanh.
Qua những công đoạn cầu kỳ cuối cùng chiếc bánh xanh cũng được chuyển tới tay người thưởng thức như trao gửi một nét đẹp truyền thống của nền văn hóa ẩm thực lâu đời. Bánh cốm ngon không phải ở đâu cũng tìm thấy, bạn chỉ có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị của bánh cốm khi bánh được chế biến tại Bánh cốm An Ninh - 49 Hàng Than, Hà nội
Ảnh minh họa: Internet

Thanh toán Ngân hàng:
Số TK: 0011004266904
Chủ TK: Nguyễn Ánh Tuyết
Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Hàng Bún, Hà nội
Lên đầu trang