Ảnh minh họa: Internet |
1. Ưu điểm của việc đón dâu và cưới vào hai ngày
Khi xảy ra bất đồng về thời gian tổ chức giữa cô dâu
chú rể và cha mẹ, việc tách riêng hai nghi lễ này sẽ giúp giải tỏa tâm
lý hai thế hệ. Với nghi lễ đón dâu truyền thống, đôi uyên ương nên nghe
theo các yêu cầu của bố mẹ và thực hiện nghi thức đúng theo giờ lành
tháng tốt. Trong ngày đón dâu, các thành phần tham gia quan trọng chủ
yếu là các họ hàng, người thân lớn tuổi nên đối với họ, tổ chức ngày
trong tuần cũng không gặp nhiều trở ngại.
Ảnh minh họa: Internet |
Đổi lại, khi đãi tiệc mời khách, bạn nên ngỏ lời xin
phép bố mẹ được dời ngày tổ chức tiệc sau lễ đón dâu, có thể là vào cuối
tuần gần nhất. Như vậy, khách mời là những người trẻ, bạn bè đồng
nghiệp của cô dâu chú rể sẽ dễ dàng tham dự đám cưới và có nhiều thời
gian chia sẻ, chung vui cùng hai bạn.
2. Hạn chế khi tổ chức hai nghi lễ vào hai ngày
Khó khăn lớn khi đón dâu và đãi tiệc vào hai ngày
thường là vấn đề kinh phí. Khi tổ chức hai nghi lễ tách biệt, hai gia
đình sẽ phải chi nhiều tiền hơn, vì phải chuẩn bị một số công việc hai
lần liền, như trang điểm, làm tóc cho cô dâu, hoa cưới, xe cưới... Ngoài
ra, nhiều cô dâu chú rể cũng ngại mất thời gian, công sức và cho rằng
việc tổ chức hai ngày là mệt mỏi, phức tạp. Tuy nhiên với các đôi uyên
ương cầu kỳ, muốn dành trọn ngày vui bên bạn bè, hay tổ chức vào cuối
tuần, thời gian thư thả thì đây là giải pháp hợp lýLễ đón dâu là nghi thức truyền thống được các bậc phụ huynh coi trọng nhất trong đám cưới. Ảnh: Vincent. |
3. Giải pháp và những lưu ý
- Trước tiên, để tổ chức đón dâu và đãi tiệc trong hai
ngày riêng biệt, cô dâu chú rể phải thuyết phục được cha mẹ hai bên
đồng ý với đề xuất của hai người, vì đa số các bậc phụ huynh sẽ muốn làm
nhanh gọn, đón dâu xong sẽ mở tiệc mừng mời khách luôn.
- Khi đã nhận được sự ủng hộ của gia đình, cô dâu chú
rể nên bàn bạc với các bậc phụ huynh và đưa ra cách tổ chức hợp lý nhất.
Bạn Huyền Anh, độc giả của Ngoisao.net chia sẻ, khi cưới, bạn
cũng tổ chức đón dâu và mở tiệc vào hai ngày khác nhau. Vì bố mẹ bạn
chọn ngày đón dâu vào sáng sớm thứ 2 và đãi tiệc ngay trưa hôm đó nên
bạn bè của Huyền Anh không thể dự đông đủ vì ngày cưới vào ngày làm việc
trong tuần.
Nhiều cô dâu chú rể muốn tổ chức tiệc vào tối cuối tuần để có nhiều thời gian vui vẻ bên bạn bè. Ảnh: Loiuspang. |
Trước khi cưới, bố mẹ bạn không đồng ý vì không thể để
họ hàng đến đón dâu mà lại không mời họ dùng tiệc. Để gia đình vẫn vui
vẻ, thoải mái, bạn cùng chồng đã nghĩ ra cách gộp lễ ăn hỏi và lễ đón
dâu làm một. Như vậy, sau khi hai nghi lễ truyền thống này hoàn tất, cả
nhà trai và nhà gái đều đặt cỗ mời khách trong gia đình. Cách giải quyết
này khá vẹn toàn, khiến bố mẹ và họ hàng đều vui vẻ vì vừa được tham
gia, chứng kiến nghi lễ trọng đại, vừa được dùng tiệc vui vẻ.
- Khi tổ chức vào hai ngày tách biệt, cô dâu chú rể sẽ
phải lưu ý chuẩn bị kỹ váy áo, trang phục, trang điểm để hai người
trông hoàn hảo nhất cả trong lễ đón dâu và đãi tiệc.
- Đôi uyên ương cũng sẽ phải đặt hoa cưới, xe hoa hai lần để sử dụng trong nghi lễ đón dâu và khi tới phòng tiệc tại khách sạn.
- Ngay từ thiếp mời, bạn đã phải in rõ hai thời điểm
khác nhau, để tránh bạn bè, người thân bất ngờ, hiểu nhầm khi tới dự lễ
đón dâu mà sau đó không có tiệc cưới.
Ảnh minh họa: Internet |
Khi tổ chức đón dâu và đãi tiệc vào hai ngày cũng
tương tự như bạn tổ chức hai lễ cưới nên cô dâu chú rể nên sắp xếp mọi
công việc một cách khoa học, đầy đủ các trình tự và chuẩn bị phụ kiện
cần thiết để cả hai nghi lễ đều trọn vẹn, vui vẻ.
Linh Phạm