Ai rảnh thì ra…đỡ tráp
Ở nhiều nơi, đỡ tráp luôn được xem là một phần quan trọng nhất của đám hỏi. Tuy nhiên, tạo đây, phải đến sát khi nhà trai tới, mọi người mới phát hiện ra là... hình như vẫn chưa có ai đỡ. Thế rồi tất cả những người trẻ đồng thời rảnh chân rảnh tay được huy động bằng hết, từ bạn bè cô dâu cho đến anh, chị, em... thậm chí là cả... cô ruột.
Bên cạnh đó, trang phục cũng không cần quá cầu kỳ kiểu "gái áo dài, trai... đóng hộp" như dân bắc. Chỉ cần ăn mặc không xuề xòa quá là được. Thêm một điều nữa là đội hình bê tráp của hai nhà đều có cả trai lẫn gái chứ không chia ra bên nam, bên nữ.
Đỡ tráp ngoài Bắc là phải chỉnh tề thế này |
Phần trịnh trọng nhất chính là phần "quan viên hai họ có nhời", cúng bái gia tiên và trao tặng nữ trang cho cô dâu. Cũng giống như ở ngoài bắc, không phải bố mẹ của cô dâu chú rể, mà chính các bác lớn, bác cả mới là người thay mặt trình bày.
Tuy nhiên, lễ cúng bái có khác đôi chút khi hai bên thông gia không chỉ thắp nhang mà còn đặt lên bàn thờ đôi đèn cầy (nến) đỏ. Kế đó, khi mẹ chồng bắt đầu trao tặng nữ trang cho con dâu thì cô dâu mới chính thức xuất hiện trước mọi người. Những món quà mà mẹ chồng mang tới thường gồm đôi bông tai và dây chuyền.
Thông gia hai họ cùng “hò zô”
Cuối cùng, sau khi mọi thủ tục hoàn thành thì cũng là lúc các bàn tiệc đã sẵn sàng. Tiệc của đám hỏi ở đây khá tươm tất, có thể so sánh như một đám cưới nhỏ vậy. Đồ ăn phong phú và được bày lên liên tục. Cứ đĩa này hết sẽ được thay ngay bằng đĩa khác, kết thúc bằng một nồi lẩu.
Ngoài ra, thay vì "1, 2, 3... dzô" bằng bia, chỉ có hai đồ uống để mọi người lựa chọn, một là rượu, hai là... trà đá. Và mặc cho trời đất nóng như đổ lửa, các bàn vẫn thiếu rượu đều đều...
Đám hỏi sẽ kết thúc bằng một nồi lẩu |
Cuộc vui của hai họ kết thúc sau đó vài giờ, khi phái đoàn nha trai lên
xe ra về và để lại... mình chú rể tiếp tục "đỡ" họ hàng nhà vợ.