Áo Dài Khăn Đóng trong Lễ Cưới Việt

Áo dài cưới đã xuất hiện trong Lễ cưới truyền thống của người Việt từ đầu thế kỷ XX. Đầu tiên là kiểu áo dài Cung đình, trên thân áo thuê hoa văn rồng phượng – biểu tượng của sự cân bằng Trống – Mái, bên ngoài còn được khoác thêm một chiếc áo khoác được thiết kế cầu kỳ như đính cườm, hạt kim sa hay chỉ ngũ sắc. Chất liệu có thể bằng ren hoặc gấm và màu sắc phải tương phản với màu áo trong.
Hơn nữa cô dâu sẽ mang một chiếc khăn vành dây hay còn gọi là khăn đóng. Khăn có nhiều màu sắc nhưng trong Lễ cưới cô dâu thường mang khăn màu vàng hay màu lam. Khăn có thêm các họa tiết như kết cườm thay thêu kim tuyến. Để thêm sự thật lộng lẫy và quý phái, cô dâu có thể mang trang sức như kiềng và tay đeo xuyến.
Ngày nay, áo dài cưới đã được cải tiến rất nhiều từ hình dáng, trang trí đến chất liệu hay các phụ liệu đi kèm. Các màu sắc: đỏ, hồng, vàng biểu tượng cho sự sung túc may mắn luôn được sử dụng trong đám cưới. Những họa tiết cung đình như hoa mai, cúc vàng, rồng phụng trước đây chỉ dành riêng cho vua quan, thì nay đã được cách điệu trên áo cưới và sử dụng phổ biến.
Ngày xưa áo dài được may bằng vải the, nhiễu hay gấm thất thể, ngày nay được bổ sung thêm nhung, ren, lụa…
Chọn áo dài truyền thống để mặc trong Lễ cưới của mình sẽ làm cho cô dâu trở nên dịu dàng, thùy mị, đoan trang, giản dị như đúng chất của người con gái Việt Nam. Hơn nữa áo dài cũng có thể làm tăng nét đài các, sang trọng và lộng lẫy.
Lên đầu trang