Lựa chọn người xem ngày
Đa số, người
ngoài Bắc vẫn có thói quen nhờ các thầy xem tướng số chọn ngày giúp. Có
những gia đình xem ngày cưới tới cả 2-3 thầy, mỗi người lại nói một ngày
khác nhau nên chọn ngày trở nên rất phức tạp. Vì thế để khắc phục mâu
thuẫn, một số gia đình đã chọn cách đến chùa, nhờ đến những thầy sư lớn
tuổi tìm ra một ngày đẹp với cả hai họ. Vì tin tưởng các vị cao tăng học
rộng, biết nhiều về lĩnh vực ngày lành tháng tốt này. Ngoài việc thông
tin đáng tin cậy, các vị sư thường không yêu cầu phải trả nhiều tiền
bạc.
Cách xem ngày
"Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông". Vì vậy, việc xem trước tiên là năm này, tuổi của cô dâu có cưới được hay không. Các cô dâu đều được khuyên là không cưới chồng vào những năm Kim Lâu – không tốt. Các năm Kim Lâu
được tính là: tuổi của cô dâu (tính cả tuổi mụ) cộng lại và ra các con
số: 1, 3, 6, 8, 9. Nếu muốn cưới vào những năm tuổi Kim Lâu thì phải qua
Đông Chí.
Người ngoài Bắc
thường dành việc đi xem ngày cho nhà gái rồi hai nhà gặp nhau để thông
báo ngày cưới cụ thể. Tuy nhiên, nếu nhà trai cẩn thận hơn cũng có thể
đi xem ngày ở một thầy khác. Nếu hai nhà xem cùng một ngày cưới là tuyệt
vời nhất, ngược lại thì nhà gái được quyền quyết định. Ngày nay, cũng
có nhiều đôi cô dâu, chú rể tự đi xem ngày và thông báo với cha mẹ hai
bên.
Thông thường,
các thầy tướng số lấy can chi lịch pháp làm cơ sở, kết hợp thêm với Bát
quái, Cửu tinh, Ngũ hành,... để tính toán, từ đó chọn ra ngày thích hợp,
tìm lành tránh dữ. Hai cuốn sách phổ biến đang được sử dụng là "Hoàng
lịch", "Lịch vạn sự". Cách chọn ngày như sau: Dựa vào những ngày thích
hợp, rồi cân nhắc đến ngày tháng năm sinh để chọn ngày thích hợp. Ngày
đẹp là ngày không có sao xấu và theo nguyên tắc nam kỵ hợp, nữ kỵ xung.
Quyết định chọn ngày cưới
Nếu người Sài Gòn thích chọn ngày cưới vào thứ bảy, chủ nhật bởi vào ngày thường, khách đi làm còn về nhà thay đồ rất bất tiện và cập rập. Chỉ khi tổ chức cưới vào ngày nghỉ, mọi người mới có thời gian sắm sang quần áo, trang điểm thật đẹp, thật lộng lẫy đi dự tiệc cưới. Cô dâu chú rể Hà Nội lại thích thầy “phán” cho ngày tổ chức tiệc cưới vào các ngày trong tuần, nghĩa là trong các ngày mọi người đi làm. Người Hà Nội có thói quen tranh thủ dự tiệc cưới vào bữa trưa và bữa tối sau giờ hành chính.
Với những người theo đạo, họ lại chọn ngày đơn giản hơn. Cứ vào ngày chẵn của ngày thứ 7, chủ nhật, họ tiến hành để cưới.
Ngoài ra, hiện
nay, xu hướng của số nhỏ các đôi uyên ương trẻ là chọn ngày cưới theo
mùa đẹp như mùa xuân, thu mát mẻ hoặc theo ngày kỷ niệm riêng hay ngày
của những con số đẹp. Tất cả đều hướng tới một ý nghĩa quan trọng nhất
là mong một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc trăm năm.