Ảnh minh họa: Internet |
Bọn tớ cả thấy có 9 đứa, đều là đối tượng rất thân của cái Quỳnh Chi, mà cái Quỳnh Chi lại là em ruột của cô dâu ngày hôm nay, thế là từ trước đó cả tháng, nhỏ Chi đã đem đến một “tối hậu thư”, tháng sau là một ngày đẹp trời, chị Thương Thương nhà tớ sẽ làm đám hỏi để chuẩn bị lên xe hoa vào cuối năm. Thuận theo yêu cầu của chị gái, tớ cần 9 cô nương xinh xắn đón tráp của nhà trai, và rất may mắn là các cậu đã được tớ chấm.
Ảnh minh họa: Internet |
Ngày hôm đó cũng không hẳn là một ngày đẹp trời, nắng như chảo lửa, bọn tớ hành quân đến nhà nhỏ Chi vào 6h sáng, thưởng thức chút lộc duyên của chủ nhà, nhận một cái phong bao lỳ xì trong có ít tiền gọi là tiền duyên (bọn mình sẽ trao đổi nó cho mấy anh bê lễ ở họ nhà trai để… đỡ mất duyên!)
Đứng đợi đến mỏi cái đầu gối, ê ê cái bàn chân và nhem nhem mồ hôi, mãi rồi cái giây phút thiêng liêng cũng tới. Khi thằng nhỏ được giao nhiệm vụ “cảnh giới” ở ngoài đường tất tởi chạy vào hét lớn, “tới rồi, hai xe con, một xe to nhá!”…
1,2,3… bọn tớ sắp thành một hàng dọc, khép nép đứng và hồi hộp chờ đợi.
Một lúc sau, từ cái ngõ chật hẹp, xuất hiện 9 anh chàng, miệng cố cười thật duyên nhưng vẫn không sao che được những giọt mồ hôi nhễ nhãi, có anh chàng bê tráp hoa quả còn mắm môi, trợn mắt trông thương quá chừng.
Ảnh minh họa: Internet |
Trong khi hai họ bắt đầu “thưa chuyện”, bọn mình được lệnh lui ra ngoài sân, nơi có kê một cái bàn, để cùng trao duyên cho nhau và trò chuyện. Cũng từ đây, chúng tới mới biết được đôi chút về “lý lịch” những chàng trai bê tráp.
Nam bê tráp, các anh là ai?
Trông có vẽ già dặn nhất trong đoàn, và cũng là người phụ trách, anh Phúc đang là sinh viên năm 4 đại học Công Nghiệp cho bọn tớ biết các anh ấy không hề quen với chú rể, mà tất cả đều là nhân viên làm việc bán thời gian của một trung tâm dịch vụ cưới hỏi, mỗi chuyến đi các anh được trung tâm trả cho số tiền là 50.000 và tiền duyên (tùy tâm của gia chủ).
Ảnh minh họa: Internet |
Ngược lại với anh Phúc, Nam lại cùng thế hệ 9x với bọn mình nên cậu trông khép nép và ít nói hơn cả, vặn vẽo mãi cậu sinh viên năm nhất đại học Lao động Xã hội mới thật thà bày tỏ “đây là lần đầu tiên mình đi bê tráp, chủ yếu là đi chữa cháy cho anh thôi…”.
Ảnh minh họa: Internet |
Không chỉ “hoạt động” trong nội thành Hà Nội, các anh còn nhận những hợp đồng ở khá xa, có khi lên tận Thái Nguyên, Hải Phòng, thậm chí là Thanh Hóa, Nghệ An. Đối với mỗi chuyến đi xa, các anh nhận được nhiều tiền hơn, tuy nhiên theo các anh cho biết, thường đi xa là để cho biết thôi, chứ tính ra cả đi lẫn về mất cả ngày mà tiền công được thêm mấy chục thì cũng lỗ lắm!
Nghề mất duyên?
Để được các anh tiết lộ cho những chuyện “hậu trường” của nghề, tớ phải giả vờ là cũng đang có nhu cầu được tham gia vào đội bê tráp của các anh.
Nghe vậy, anh Phúc liền hồ hởi nói: Chỉ cần các em muốn, bao nhiêu các anh cũng nhận, vì những lúc cao điểm, bọn anh phải từ chối rất nhiều đám vì thiếu quân, mặc dù đã huy động hầu như toàn bộ quân số của cả trung tâm lên để cả trăm ngời.
Ảnh minh họa: Internet |
Liền sau đó một anh trong đoàn nói: Chẳng biết có mất duyên hay không, nhưng chỉ tính trong trung tâm của bọn anh, đã ghi nhận 5-6 đôi gặp nhau trong những lần bê tráp mà thành đôi cả đấy.
Cuộc trò chuyện giữa đội bê tráp “nghiệp dư” là bọn mình với đội “chuyên nghiệp” là các anh sinh viên vẫn đang vào hồi sôi nổi thì bên trong đã nghe tiếng gọi của họ nhà trai, các anh vội vàng đứng dậy chào chúng tôi, còn anh Phúc thì giúi vào tay mình rất nhanh số điện thoại rồi dặn, khi nào cần đi làm thì cứ gọi cho anh nhé.
Ảnh minh họa: Internet |