“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, đúng như ông cha ta từng nói nhưng hỏi xem thời nay có mấy ai trong tình cảm, công việc, giao tiếp mà lại bắt đầu câu chuyện bằng lá trầu quả cau. Có chăng trầu cau chỉ còn được dụng ở mấy cụ ông cụ bà miền Bắc
Tình nghĩa vợ chồng: xã hội Việt Nam truyền thống lấy gia đình (nhà) làm bản vị:
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi
(Hồ Xuân Hương)
Nhìn miếng trầu têm, một hòa sắc trên “gam” mầu mát: quả cau xanh (vỏ) trắng (thịt) vàng tươi (hạt). Lá trầu xanh… vôi trắng… miếng vỏ đỏ tươi… “chia ba, hòa một”, nơi “thống nhất” cái môi miệng con người. Lối hòa hợp: cái sự nhai trầu của chính con người. Và kỳ lạ thay: sự “tổng hợp” đưa lại một mầu đỏ thắm, mầu của máu, của sự sống, sự sống vĩnh hằng, sự sống vô biên…
Miếng trầu tỏ tình:
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu
Trầu này trầu tính, trầu tình,
Trầu loan, trầu phượng, trầu mình lấy ta.
Cái “bạo dạn” của người thôn nữ xưathoi trang cuoi không đi “quá” đến sự “trâng tráo” mà được “cân bằng” lại bằng sự “giữ gìn”, giữ lấy cái mà phương Tây xem là “nữ tính” hơn cả: tính e thẹn:
Sáng nay em đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Miệng nói tay cởi túi trầu mời ăn
Thưa rằng: Bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người…
Đó là nghệ thuật chối từ mà giờ đây ít ai chịu học vì đã quá quen với sự “thu nhận”. Bởi “nhận trầu” khi trước là “siêu ngôn ngữ” của sự “nhận lời”. Người ta cầu hôn bằng trầu cau. Người ta đi “hỏi vợ”, đi “chạm ngõ”, đi “ăn hỏi” bằng cau trầu. Lễ cưới ngày xưa cũng nhất thiết phải có trầu cau. Đó là một nghi thức rất Việt Nam, độc đáo Việt Nam, mang bản sắc Việt Nam mà giờ đây, không chắc đã nên bỏ đi cả, duy có điều là nên giảm bớt, chỉ giữ lại như một “biểu tượng” tốt đẹp, tốt lành…
Miếng trầu, đơn giản thế thôi: Trầu, cau, vôi, nếu có thể thêm tí vỏ, viên thuốc lào (với người ăn “trầu thuốc”). ấy thế mà miếng trầu mang đậm “cá tính con người”. Người ta têm trầu là để mời trầu, mời người khác ăn trầu. Điếu thuốc lá công nghiệp ngày nay là phi cá tính. Còn miếng trầu thủ công nghiệp ngày xưa đã được cá tính hóa (có phải cứ “tiến lên” công nghiệp hóa là bỏ sạch thủ công đâu? Còn phát triển (đúng hướng) thủ công là đằng khác!).
Nhìn miếng trầu, đã biết được con người “têm” nó. Chàng hoàng tử trong truyện cổ tích nhận ra nàng (Tấm) là do miếng trầu, là nhờ miếng trầu. ở cái dáng đẹp (hay xấu) của miếng trầu têm, ở nếp gấp lá, cài trầu ở cái cánh trầu…thoi trang cuoi
Ăn miếng trầu, càng biết được “tính nết” người têm nó. Giản dị hay cầu kỳ. Đậm đà hay nhạt nhẽo. Do chất lượng và số lượng vôi bôi trên lá trầu. Và có khi miếng trầu “ở giữa đậm quế hai đầu thơm cay”…
Vậy phép biện chứng của miếng trầu là nó vừa mang nặng bản sắc xã hội (phương tiện giao tiếp), vừa mang nặng bản sắc cá nhân. thoi trang cuoi Miếng trầu Việt Nam mang nặng tình người và chở nặng tính người nhất: con người, về bản chất, vừa là một sinh vật xã hội, vừa là một cá nhân. ứng xử hài hòa hai mặt đối lập mà hòa hợp đó là ứng xử cao nhất của xã hội loài người.
Miếng trầu còn tàng ẩn, tiềm ẩn tình nghĩa anh em ở nơi sự tích trầu – cau – vôi: Đôi vợ chồng và người em trai bất hạnh: Sống chia rẽ anh em là chết. Sự hối hận đền bù cho cái chết, bằng cái chết… Chết rồi nhưng vì biết hối hận nên lại sống lại, hóa thân nơi trầu – cau – vôi, hòa hợp nơi miếng trầu. Một triết lý nhân sinh huyền nhiệm, tuyệt vời, không cần rao giảng rườm lời như triết lý Tây, không cần “thiên kinh địa nghĩa” như triết lý Tàu. Triết lý Việt Nam thường là “triết lý vô ngôn” mà hay. Mà mầu nhiệm. Mà đầy tính “hiệu quả”.thoi trang cuoi
Anh em như thể tay chân
Máu chảy ruột mềm…
Trầu cau còn là đạo lý ứng xử bạn bè, bà con lối xóm, “chia trầu” để báo tin vui con cái trưởng thành, dựng vợ gả chồng, ra ở riêng… có thâm thúy hơn chăng cái “thiếp báo hỷ” tốn giấy, tốn mực, tốn tiền…?
Mời trầu để làm quen và để tỏ lòng tin cậy… Một người phương Tây đến Việt Nam thế kỷ 17 nhận xét: Người Việt Nam đi đâu cũng có túi trầu mang theo. Gặp nhau, sau câu chào hỏi, cởi túi trầu, người nọ lấy miếng trầu ở túi người kia, rồi vừa ăn trầu “của nhau” vừa trò chuyện… Mến yêu, tin cậy, lịch sự biết bao! Đó là nét giao tiếp đặc sắc Việt Nam, mà cái sự mời nhau thuốc lá ngày nay không thể nào ăn đứt được, không thể nào thay thế được.
Tục ăn trầu đã trở thành một nét đẹp văn hoá không phai nhòa trong tâm hồn người Việt nên tháng năm có qua, miếng trầu vẫn không thể thiếu trong các đám cưới, trong các đồ lễ của các bà, các cô dâng lên bàn thờ tổ tiên, cầu khấn thần phật với lòng thành kính. Ngày nay, để răng trắng nên nhiều người không ăn trầu nữa, nhất là ở thành phố. Tuy nhiên, quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện” của người Việt Nam vẫn được áp dụng ở những dịp hiếu, hỉ. Vì biếu trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu có ăn hay không cũng chẳng ai chối từ
Bánh cốm Hàng Than, Bánh cốm Hà nội, Bánh cốm An Ninh 49 Hàng Than, Cưới hỏi trọn gói