Pháp
Trong
lễ cưới, cô dâu và chú rể sẽ dùng một chiếc ly có hai quai để cùng uống
rượu. Chiếc ly này được gọi là “ly tình yêu”, thường là chiếc ly được
lưu truyền từ thế hệ trước và còn tiếp tục được lưu truyền tới các thế
hệ sau. Phong tục này là sự khởi nguồn của tục cụng ly chúc mừng ngày
nay. Gần đây, rất khó có thể tìm được những chiếc ly như thế nên họ thay
bằng những cặp ly đôi và vẫn với ý nghĩa thể hiện sự gắn kết của tình
yêu đôi lứa.
Bỉ
Tại
Bỉ, trong suốt lễ cưới, các cô dâu thường mang một chiếc khăn tay có
thêu tên mình. Sau lễ cưới, cô dâu lồng chiếc khăn tay vào khung và treo
lên tường cho đến đám cưới của người tiếp theo trong gia đình. Khi đó,
chiếc khăn sẽ lại được lấy xuống và tiếp tục thêu tên của cô dâu mới.
Chiếc khăn tay sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Phần Lan
Tại
Phần Lan, cô dâu được đội một chiếc vương miện bằng vàng. Trong suốt lễ
cưới, bản nhạc truyền thống “Vũ điệu của những chiếc vương miện” sẽ
được cử hành. Cô dâu sẽ bị bịt mắt trong khi những thiếu nữ chưa chồng
nhảy múa thành vòng tròn xung quanh cô. Cô dâu sẽ tháo chiếc vương miện
và đội nó lên đầu một thiếu nữ và cô gái được đội chiếc vương miện đó sẽ
trở thành cô dâu tiếp theo. Ngày nay, các cô dâu chỉ đội một vòng hoa
là có thể tham gia nhảy trong “Vũ điệu của những chiếc vương miện”.
Ấn Độ
Hoa
tươi không thể thiếu được trong lễ cưới của người Ấn Độ. Khi cô dâu chú
rể làm lễ tuyên thệ xong, vào cuối lễ cưới, anh trai của cô dâu sẽ rắc
những cánh hoa tươi lên đầu đôi uyên ương.
![]() |
Trong đám cưới của người Ấn Độ không thể thiếu hoa tươi |
Ba Lan
Người
Ba Lan có tục lệ rải tiền mừng lên váy của cô dâu. Số tiền này sẽ giúp
cho đôi trẻ bắt đầu một cuộc sống mới. Ngày nay, tục lệ đó được phổ biến
dưới hình thức “tiền nhảy”. Tức là tiền đó sẽ được gài vào người cô dâu
hoặc chú rể để trả cho việc nhảy cùng khách mời.
Thụy Sĩ
Trong
lễ cưới, một phù dâu sẽ dẫn đầu đám rước dâu và sẽ chuyển những chiếc
khăn tay đủ màu sắc đến tay những khách mời. Sau đó, mỗi người khách mời
sẽ đưa lại một đồng xu cho phù dâu với mong ước đặt nền móng cho một
ngôi nhà mới của đôi uyên ương.
Nhật
Trong
lễ cưới, cô dâu chú rể sẽ uống chín ngụm rượu sa kê, và chính thức được
coi là vợ chồng ngay sau ngụm rượu đầu tiên. Họ sẽ đứng cách nhau qua
một chiếc bàn, nhìn thẳng vào mắt nhau, mỗi người sẽ uống một ngụm rượu
trong cùng một lúc và đặt ly rượu xuống bàn cùng một lúc. Phong tục này
có ý nghĩa chúc phúc cho cô dâu chú rể sống bên nhau hạnh phúc đến trọn
đời.
![]() |
Trong lễ cưới, cô dâu chú rể sẽ uống chín ngụm rượu sa kê, và chính thức được coi là vợ chồng ngay sau ngụm rượu đầu tiên |
Nguyệt Anh
Ảnh minh họa: Internet