"Sinh hữu hạn, tử vô kỳ", cuộc đời thì có hạn nhưng ai biết trước chết vào lúc nào. Theo lễ nghi thì khi trong nhà còn tang, trên đầu còn có vành khăn trắng, nhất là đại tang thì tránh mọi cuộc vui.
Nhưng lễ cưới đã chuẩn bị sẵn, nếu quá câu nệ thì quả gay go cho cả hai gia đình, nhiều trường hợp tình duyên đôi lứa dở dang, nhất là các gia đình cả đôi bên đều ông già bà cả, có khi đợi đến bảy, tám năm sau chưa hết tang. Vì vậy tục lệ xưa cũng có khoản "trừ hao" :
"Cưới bôn tang, tức là cưới chạy tang".
Khi đó người chết nằm tạm trên giường, đắp chăn chiếu lại, chưa nhập
quan, hoặc gia đình có thể tự làm thủ tục khâm liệm, nhập quan nhưng
chưa làm lễ thành phục. Theo nghi lễ, nếu chưa thành phục thì trong nhà
chưa ai được khóc. Hàng xóm tuy có biết nhưng gia đình chưa phát tang
thì chưa đến viếng, trừ thân nhân ruột thịt và những người lân cận tối
lửa tắt đèn có nhau, coi như người nhà.
Trong
khi đó, cả hai gia đình chuẩn bị gấp đám cưới cũng làm đủ lễ đưa dâu,
đón dâu, yết cáo gia tiên, lễ tơ hồng... nhưng lễ vật rất đơn sơ, thành
phần giản lược, bó hẹp trong phạm vi gia đình và một vài thân nhân.
Khách, bạn đã mời cũng miễn, sẽ thông cảm sau.
Công việc cưới,
gả xong xuôi mới bắt đầu phát tang. Cô dâu chú rể mới, trở thành thành
viên của gia đình, chịu tang chế như mọi con cháu khác.
Nếu hai gia đình thông cảm cho nhau, có thể trong một ngày, từ sáng đến trưa cưới dâu, chiều tối phát tang cũng xong.
Trường hợp nhà có đám cưới mà hàng xóm lân cận có đám tang thì sao?
Người biết phép lịch sự và lòng nhân ái không bao giờ cười đùa vui vẻ
trước cảnh buồn thảm của người khác. Gia đình có giáo dục, hiểu biết
không bao giờ cho phép con cháu nô đùa ầm ỹ hoặc mở băng nhạc inh ỏi khi
hàng xóm có việc buồn. Trong trường hợp trên, vẫn tiến hành lễ cưới
bình thường nhưng không nên đốt pháo, mở băng nhạc và ca hát ầm ĩ, tránh
tình trạng kẻ khóc người cười.
Trường hợp có Quốc Tang cũng như vậy.
Bánh cốm Hàng Than, Bánh cốm Hà nội, Bánh cốm An Ninh 49 Hàng Than, Cưới hỏi trọn gói