Kỳ II: Hành trình ở rể của các tân lang
Không
giống như một số dân tộc khác, sau khi làm lễ cưới xong, các tân lang
dân tộc Ê Đê, Thái phải sửa soạn đồ đạc để về nhà vợ ở.
Cưới vợ sau ba năm ở rể của dân tộc Thái
Khi
muốn rước người con gái trong mộng về dinh, chàng trai Thái phải thưa
chuyện với cha mẹ rồi sau đó qua nhà gái ở rể. Thời gian thử thách ban
đầu là ba tháng. Sau ba tháng, nếu được bố mẹ nàng ưng ý thì chàng sẽ về
nhà báo lại cho cha mẹ biết rồi mang tư trang đến nhà gái ở thêm… ba
năm.
Chàng trai thổi khèn là một cách để thu hút các cô gái |
Phụ nữ Ê Đê đi hỏi chồng
Dù
là trong gia đình hay ngoài xã hội, người phụ nữ Ê Đê cũng rất có quyền
lực, một trong số những quyền đó là được… đi hỏi chồng.
Vốn
theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ Ê Đê là người quyết định mọi chuyện, kể cả
việc chọn chồng. Trong các cuộc giao duyên sau mùa gặt, nếu đã “để ý”
được chàng trai nào, người con gái sẽ về nhà thưa chuyện với cha mẹ để
nhờ người mai mối sang nhà chàng trai dạm hỏi.
Chàng trai cô gái Ê Đê |
Lễ
cưới người Ê Đê diễn ra trong hai ngày, và hiển nhiên bên đàn gái là
người đứng ra tổ chức. Sau đó, chú rể phải tòng thê, nghĩa là phải theo
và nghe lời vợ trong bất kỳ trường hợp nào, muốn về thăm cha mẹ cũng
phải xin phép. Đặc biệt, mỗi lần người vợ ra khỏi nhà là người chồng
phải chuẩn bị vật dụng cần thiết để đi theo. Sau lễ cưới, chàng trai
phải theo về nhà vợ ở, con sinh ra cũng phải theo họ mẹ.
Có
thể nói tục lệ cưới hỏi của các dân tộc Việt Nam khá đa dạng và đôi
khi… kỳ lạ. Song, tất cả đều mang ý nghĩa cao đẹp, khẳng định cho một
tình yêu mãnh liệt, thánh thiện, một truyền thống lâu đời và một khát
khao hướng tới hạnh phúc.