![]() |
Mỗi gia đình đều có những yêu cầu, phong tục riêng trong ngày cưới, nên việc thống nhất trước là điều cần thiết, tránh gây ra các tranh cãi không đáng có. Ảnh: Wongphoto. |
Ở miền Bắc:
- Để chuẩn bị cho lễ gia tiên, cha mẹ cô dâu và chú rể
đều phải dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ, có thể phủ vải đỏ cho thêm phần long
trọng.
- Ngoài ra trên bàn thờ cũng cần có một mâm ngũ quả, có gà luộc, xôi gấc để sẵn.
- Khi thắp hương, cô dâu chú rể sẽ mang một phần mâm
quả ăn hỏi hoặc tráp xin dâu của nhà trai để thắp hương trên bàn thờ nhà
gái.
![]() |
Cô dâu chú rể sẽ thực hiện nghi lễ gia tiên ở cả lễ ăn hỏi và đón dâu. Ảnh: Wongphoto. |
Ở miền Nam:
- Với các gia đình miền Nam, yếu tố thẩm mỹ được đặt
lên cao. Về hình thức, lễ gia tiên gồm 1 bàn thờ giả, 1 mâm quả kết hình
long phượng. Khi xem ảnh các đám hỏi, đám cưới miền Nam, nhiều người
thường cảm thấy lạ lùng khi thấy chiếc bàn thờ dựng ngay tại phòng tiếp
khách. Trong văn hóa cưới của miền Nam, đây là bàn thờ giả và cũng là
nơi cô dâu chú rể làm lễ gia tiên.
![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
Với những gia đình có địa thế chật hẹp, hoặc không có
bàn thờ lớn, để đảm bảo sự trang trọng cho dịp lễ, cha mẹ cô dâu chú rể
sẽ đặt làm một bàn thờ giả ngay tại phòng đón khách. Bàn thờ gồm phông
màn treo chữ hỷ, câu đối về ngày cưới, lư đồng, cặp mâm quả hình long
phượng, hoặc bình hoa. Trên bàn thờ có thể đặt ảnh của ông bà nhưng nếu
không có, có thể để trống. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa
lễ gia tiên ở miền Nam và miền Bắc. Các gia đình ở miền Bắc thường không
bao giờ tùy tiện di chuyển bàn thờ và cô dâu chú rể phải thắp hương ở
bàn thờ đã đặt sẵn trong gia đình.
![]() |
Bàn thờ giả với hoa quả long phụng và phông đỏ, chữ xốp cổ điển. Ảnh: Thái Trung - Pi Studio. |
Ngoài ra, cô dâu chú rể miền Nam ít khi dùng phông
bằng bạt Hi-flex như ngoài Bắc vì nhiều bậc phụ huynh vẫn cho loại phông
đó quá trẻ trung, không truyền thống. Phông ở bàn thờ trong đám cưới
miền Nam thường bằng vải voan, lụa hay mành tre và treo chữ xốp cổ điển.
- Trong lễ gia tiên miền Nam còn có một phụ kiện cưới
không thể thiếu, đó là cặp đèn cầy khắc hình long phượng. Nhà trai sẽ
chuẩn bị một đôi đèn cầy (hay còn gọi là nến), loại cỡ lớn, đặt trong
mâm tráp để nhà gái dùng đèn này thắp trên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Lễ
lên đèn chỉ thực hiện một lần, có thể trong lễ ăn hỏi hoặc ngày đón dâu.
![]() |
Cặp đèn cầy không thể thiếu trong hôn lễ miền Nam. Ảnh: Thái Trung - Pi Studio. |
Ở một số gia đình, nếu mâm quả ngày ăn hỏi đã có cặp
đèn cầy do nhà trai mang sang và nhà gái đã dùng đèn này để thắp trong
lễ hỏi thì đến lễ cưới nhà trai sẽ cần chuẩn bị cặp đèn cầy nữa. Trong
lễ cưới, nhà gái sẽ tự chuẩn bị đèn cầy, tự thắp trên bàn thờ. Thông
thường, cầy của những người đạo Phật hoặc không có đạo thường là đèn cầy
rồng phượng màu đỏ. Đèn cầy của các nhà theo đạo Thiên Chúa thường là
màu hồng.
![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
Nhiều người cho rằng trong miền Nam, phần nghi lễ chi
tiết thường không phải tuân theo quy định nghiêm ngặt cần có cụ thể
những gì, phải khắt khe từng trình tự ra sao mà tùy theo hoàn cảnh gia
đình hai bên. Tuy nhiên, với những đôi uyên ương có quê hương ở khác
miền hia biệt, bạn cần bàn bạc và tìm hiểu rõ các phong tục tập quán
truyền thống tại nhà người bạn đời tương lai để có những chuẩn bị chu
đáo nhất cho ngày cưới.
Linh Phạm
Nguồn: Ngoisao.net