![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
Không chỉ cỗ cưới, mà địa điểm nơi bạn tổ chức tiệc
cũng sẽ quyết định sự thành công hay sự thất bại của đám cưới. Vì thế,
trước khi quyết định lựa chọn cuối cùng cho tiệc cưới, bạn nên vạch ra
10 câu hỏi để đưa các địa điểm lên "bàn cân" xem xét.
1. Địa điểm này dùng được cho tiệc bao nhiêu người, chia thành bao nhiêu bàn?
Đây là câu hỏi quan trọng nhất khi bạn đi tìm nơi tổ
chức tiệc. Bởi dù bạn có tìm được một hội trường lộng lẫy, sang trọng
nhưng quá nhỏ so với số lượng khách mời thì đó cũng không phải là địa
điểm thích hợp.
Bạn cũng nên chú ý chọn hội trường có sức chứa tất cả
các bàn trong một tầng, không nên chia khách ngồi tại hai khu vực hay
hai tầng khác nhau. Vì các vị khách mời thường không thích bị ngồi cách
biệt so với sân khấu và không theo dõi được toàn bộ tiệc cưới.
2. Địa điểm có gần trung tâm, thuận tiện cho mọi người không?
Hiện nay, các đám cưới thường được tổ chức nhanh gọn,
có khi được tổ chức vào buổi trưa để tranh thủ giờ nghỉ trưa của các vị
khách. Vì thế, khi chọn địa điểm, bạn cần tìm một nơi gần trung tâm
thành phố, đó là nơi thuận lợi cho số đông khách mời. Không nên chọn
những địa điểm ở ngoại ô hay thuộc các quận xa xôi, dù bạn đãi tiệc vào
buổi trưa hay buổi tối cũng gây bất tiện cho khách khi đi lại.
3. Có ai khác cũng đặt tiệc vào ngày bạn đặt không?
![]() |
Bạn nên chọn những phòng tiệc rộng vừa đủ với số lượng khách mời. Ảnh: Red Velvet. |
Ngay khi đề nghị nhân viên khách sạn, nhà hàng giới
thiệu về hội trường tiệc, bạn nên chắc chắn không có ai đặt trùng lịch
với bạn. Nếu đã có người đặt trước nhưng chưa chắc chắn, bạn nên đặt cọc
để giữ chỗ sớm.
4. Có bắt buộc phải dùng tất cả dịch vụ do nhà hàng cung cấp không, hay bạn có thể mời nhà cung cấp mà bạn muốn?
Nhiều nhà hàng, khách sạn yêu cầu bạn phải sử dụng các
dịch vụ đám cưới tại nơi bạn tổ chức, ngoài ra, nếu bạn mang dịch vụ
ngoài vào thì sẽ mất thêm chi phí (thường là từ 30% đến 50% so với dịch
vụ nhà hàng đưa ra). Nếu đồng ý đặt tiệc, bạn phải bàn bạc rõ ràng về
các dịch vụ "bên lề" này. Cách tốt nhất là bạn thỏa thuận được việc tự
mang dịch vụ vào nhà hàng và đảm bảo không làm hỏng thiết kế hay ảnh
hưởng tới đồ đạc trong sảnh tiệc.
![]() |
Bạn nên hỏi rõ về việc trang trí trong sảnh tiệc để không gian tiệc cưới đúng theo ý muốn. Ảnh: Red Velvet. |
5. Khi nào bạn có thể tới địa điểm tổ chức tiệc để trang trí, sắp xếp?
Bạn cần yêu cầu nhà hàng cho tới trang trí hội trường
trước khi đám cưới diễn ra khoảng 5 tiếng. Nhiều người tưởng chừng đây
là khoảng thời gian quá dài, nhưng thực tế khi trang trí được toàn bộ
sảnh tiệc cũng chiếm của bạn tới 3 tiếng đồng hồ và 2 tiếng còn lại sẽ
là thời gian để cô dâu chú rể làm quen với hội trường, quan sát sân khấu
và tập dượt lại lần cuối trước khi bước lên sân khấu làm lễ. Trong hợp
đồng bạn nên ghi rõ giờ cụ thể được đến địa điểm tổ chức, tránh những
trường hợp tranh cãi với phía nhà hàng.
6. Tiền đặt cọc và phương thức thanh toán như thế nào?
Bạn cần biết rõ về kinh phí cũng như đặt cọc để có kế
hoạch chuẩn bị tiền và cân đối thu chi. Nhiều nhà hàng yêu cầu thanh
toán tiệc đãi tiệc ngay sau khi đám cưới diễn ra, nên bạn cần nhớ mang
theo các giấy tờ cần thiết như giấy đặt cọc hay tiền mặt, thẻ ngân hàng
để làm thủ tục sau đám cưới.
7. Các hỗ trợ miễn phí của nhà hàng là những gì?
7. Các hỗ trợ miễn phí của nhà hàng là những gì?
Nhiều địa điểm tổ chức đồng ý hỗ trợ việc lắp đặt hay
cho bạn sử dụng máy chiếu, phông màn miễn phí như một khuyến mại trong
gói tiệc cưới. Khi các nhà hàng đã hứa đưa ra những dịch vụ miễn phí,
bạn phải yêu cầu ghi rõ vào hợp đồng để hai bên thực hiện đúng như đã
định.
Trong số các địa điểm thích hợp, bạn nên chọn một địa
điểm có bãi gửi xe rộng rãi, miễn phí để các vị khách cảm thấy thoải mái
và hài lòng nhất sau khi dự đám cưới của bạn.
9. Mọi bàn thảo, dịch vụ có được soạn vào văn bản hay không?
Tất cả mọi yêu cầu bạn đưa ra hoặc ưu đãi nhà hàng
cung cấp cho bạn đều phải được ghi thành văn bản, có chữ ký của hai bên
để trong trường hợp xảy ra tranh cãi, bạn còn có giấy tờ chứng minh để
tránh bị thiệt thòi.
10. Ai sẽ là người ký hợp đồng với bạn?
Khi mọi việc đã thống nhất, nhiều người thường nghĩ
như vậy là xong nhưng phải tới khi bạn ký hợp đồng, đám cưới của bạn mới
thật sự được chắc chắn. Bạn nên lưu ý yêu cầu nhà hàng phải có người
đại diện ký hợp đồng ngay trước mặt mình, tránh tình trạng bạn làm việc
với nhân viên nhưng hợp đồng lại được mang đi nơi khác để cho người quản
lý nhà hàng ký mà bạn không được chứng kiến.
Linh Phạm
Nguồn: Ngoisao.net